CÂU ĐỐI THỜ

Hiển thị kết quả duy nhất

Quý khách đang muốn tìm cho mình mẫu câu đối treo trong phòng thờ gia tiên hay câu đối chúc thọ chất liệu gỗ tự nhiên, và tìm hiểu thêm thông tin cũng như nguyên tắc viết câu đối có thể tham khảo bài viết này của Đồ Thờ Hải Minh.

Câu đối là gì?

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối (對) ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, và Hàn Quốc.

dai tu maso04-1

Khi treo câu đối cần tuân theo những quy tắc nào không? và những quy tắc đó như thế nào? thì bạn sẽ tìm hiểu thêm về những nguyên tắc của câu đối dưới đây.

Nguồn gốc của câu đối

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên (對聯) nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù (桃符).

Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: “nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa”.

Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家), câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.

Nguyên bản:

新年納餘慶

嘉節號長春

Phiên âm:

Tân niên nạp dư khánh

Gia tiết hiệu trường xuân

Dịch thơ:

Năm mới thừa chuyện vui

Tiết đẹp xuân còn mãi

Những nguyên tắc của câu đối

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.

Đối ý và đối chữ

Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau.

Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.

  • – Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
  • – Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây…) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru…) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho…

Vế câu đối

Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra và vế đối.

Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng.

Số chữ và các thể câu đối

Số chữ trong câu đối không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:

Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống.

Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.

Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có:

  • – Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một đoạn liền
  • – Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài
  • – Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên.

Luật bằng trắc

Câu tiểu đối:

Vế phải: trắc-trắc-trắc

Vế trái: bằng-bằng-bằng

Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.

Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.

Mẫu câu đối thờ nổi bật có tại Đồ Thờ Hải Minh

0988.698.292