Những điều cần biết để cách treo cửa võng nhà thờ đúng phong thủy

Cách treo cửa võng nhà thờ được áp dụng tại nhà ở, cũng như nhà thờ tổ, chùa, đền. Nhưng đối với khách hàng trẻ tuổi còn khá bỡ ngỡ với võng thờ. Nếu bạn có ý định lắp võng thờ, trước tiên, bạn cần hiểu cửa võng là gì. Nó có ý nghĩa và cách treo như thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền nhất.

Ý nghĩa khi treo cửa võng nhà thờ – Cách treo cửa võng nhà thờ

Cửa võng nhà thờ hay còn được biết đến với cái tên là y môn. Một loại cửa giả, nhưng nó thường ngắn, không kèm theo cánh cửa. Kiến trúc thường thấy có dạng chữ M, phần trên cùng sẽ được trang trí hoa văn truyền thống. Phổ biến là họa tiết đầu Rồng hay ngọc võng xuống. 

Kiến trúc thường thấy của cửa võng có dạng chữ M, được trang trí hoa văn truyền thống
Kiến trúc thường thấy của cửa võng có dạng chữ M, được trang trí hoa văn truyền thống

Ý nghĩa thực tiễn của cửa võng nhà thờ

Vừa có vai trò làm tăng vẻ đẹp trang nghiêm, vừa phân cách khu vực thờ
Vừa có vai trò làm tăng vẻ đẹp trang nghiêm, vừa phân cách khu vực thờ

Cửa võng là thứ đồ trang trí dùng trong đền, chùa, miếu, nhà thờ. Được gia công, chạm trổ tỉ mỉ, với những đường nét hoa văn tinh xảo. Bên cạnh cuốn thư, câu đối, cửa võng trong phòng thờ góp phần tạo nên không khí cổ kính sang trọng. 

Vừa có vai trò làm tăng vẻ đẹp trang nghiêm, vừa phân cách khu vực thờ với bên ngoài. Một không gian thờ linh thiêng không thể thiếu bộ cửa võng, nhằm giúp chốn đi về của thánh thần hoặc gia tiên được thanh tịnh. Đồng thời nó giữa nhiệm vụ như một bức tường chắn. Tạo khoảng cách nhất định, ngăn cách bên ngoài và nơi yên vị của bậc bề trên. Vì thế, cửa võng được xem là một phần quan trọng trong gian thờ. 

Ý nghĩa tâm linh của cửa võng nhà thờ

Người Việt tin rằng, những người đã mất ở thế giới bên kia cũng cần có chốn ngự đầy đủ, tươm tất. Bộ cửa võng như bức tường, làm ranh giới giữa người đã khuất với những người đang sống.

Ý nghĩa tâm linh của cửa võng nhà thờ
Ý nghĩa tâm linh của cửa võng nhà thờ

Việc trang trí bộ cửa võng phòng thờ cũng là cách để bày tỏ lòng thành kính với bề trên. Mặt khác nó giúp răn dạy hậu thế luôn hướng về cội nguồn.

Cửa võng còn thể hiện nét đẹp truyền thống dân tộc đã được ông cha ta truyền dạy và lưu truyền tới tận ngày nay. Tiếp nối những giá trị tinh thần đó, hầu hết tại các gia đình Việt đều chú trọng trong việc chăm chút nơi thờ tự. 

Các đặc điểm cần biết khi treo cửa võng nhà thờ

Uống nước nhớ nguồn là lối sống cao đẹp của người Việt vẫn luôn được phát huy và gìn giữ. Vậy cách treo cửa võng nhà thờ làm sao uy nghi, sang trọng?

Về kích thước cửa võng nhà thờ chủ yếu được thi công theo bố cục không gian phòng thờ
Về kích thước cửa võng nhà thờ chủ yếu được thi công theo bố cục không gian phòng thờ

Vị trí treo cửa võng nhà thờ

Vị trí lắp cửa võng nhà thờ thường thấy là phía trước bàn thờ. Vị trí chính giữa phía trên 2 bức vách hoặc cột nhà. Bộ cửa sẽ tạo thành hình võng xuống, người phía dưới cũng không với tới được. Tuy nhiên, cũng không treo quá cao, lý tưởng là khoảng cách trần từ 50 – 70cm.

Kích thước cửa võng được thiết kế cân đối với lỗi ra vào. Phía trên cửa treo bức đại tự, với chiều dài bằng độ rộng của bộ cửa. Ngoài ra, 2 bên cột nhà treo thêm đôi câu đối cao gần bằng cột.

Về kích thước cửa võng nhà thờ

Cửa võng thường ít mẫu có sẵn, vì chủ yếu được thi công theo thông số, bố cục không gian phòng thờ cụ thể. Thông thường, đơn vị thi công sẽ đo đạc kích cỡ để thiết kế bộ cửa vừa vặn nhất.

Về mẫu mã cửa võng nhà thờ

Vì được lấy nét kiến trúc Bắc bộ, nên thiết kế mẫu cửa võng bàn thờ có hơi hướng toát lên vẻ trầm tích, cổ kính, uy nghiêm. Ngày nay, cửa võng vẫn tiếp tục được thiết kế tỉ mỉ và đục lỗ. Với sự kết hợp của hoa văn tứ linh, tứ quý, lưỡng long chầu nguyệt, tứ linh cài then, trĩ đỏ, thiều châu…

Cách treo cửa võng nhà thờ
Cách treo cửa võng nhà thờ

Cửa võng cũng được thiết kế theo kiểu chia tầng đối xứng, tạo lớp. Đặc biệt là các mẫu võng xếp đẹp sẽ tạo được sức hút về chiều sâu cho không gian, gây ấn tượng với người nhìn.

Quy tắc chạm khắc và trang trí quan trọng trong cách treo cửa võng nhà thờ

Cửa võng tượng trưng cho sự linh thiêng, tôn nghiêm của nơi thờ tự. Vì vậy, việc chế tác và trang trí cửa võng cần tuân thủ quy tắc nhất định.

Quy tắc chạm khắc trong cách treo cửa võng nhà thờ
Quy tắc chạm khắc trong cách treo cửa võng nhà thờ

Quy tắc chạm khắc trong cách treo cửa võng nhà thờ

Để tạo nên mẫu cửa võng nhà thờ họ độc đáo, đòi hỏi nhiều yếu tố từ nguyên liệu. Cho tới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân chế tác. Tạo nên độ tinh xảo của sản phẩm và từ đó quyết định tới giá trị cho các loại cửa võng.

Cửa võng được chạm khắc thủ công với sự liên kết kết cấu liền mạch. Từng đường nét hoa văn cổ tinh tế, cùng với phần khung xương được cố định chắc chắn trên vị trí cao. Làm bằng gỗ tự nhiên, gỗ quý như cửa võng gỗ gụ, gỗ hương thì giá trị càng cao.

Quy tắc trang trí trong cách treo cửa võng nhà thờ

Cửa võng nên được thi công sao cho hài hòa với các đồ nội thất khác trong phòng thờ. Để tạo sự cân đối và thống nhất cho tổng thể, sau đây là cách bố trí thường được áp dụng.

Quy tắc trang trí trong cách treo cửa võng nhà thờ
Quy tắc trang trí trong cách treo cửa võng nhà thờ

Đầu tiên, khi quyết định lắp cửa võng, bạn cần bái trì một bức hoành phi câu đối phù hợp. Cửa võng tạo nên nét uy nghiêm, cổ kính, còn bức hoành phi câu đối thể hiện đạo lý. Tất cả góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa tâm linh.

Kích thước cửa võng bàn thờ nên lựa chọn phù hợp với diện tích chung. Tức là thông số cần dựa vào chiều cao, rộng của ngôi nhà và treo cửa võng ở cửa ban thờ. Đặc biệt, nó rất thích hợp dành cho nhà ba gian, trong đó bộ cửa được đặt chính giữa gian thờ.

Các yếu tố phong thủy cần quan tâm khi treo cửa võng

Màu sắc cửa võng

Là không gian cần sự trang nghiêm nên cửa võng không thể có màu sắc quá rực rỡ, gây chói mắt người nhìn. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố tâm linh, phong thủy nhà thờ. Vì vậy, bạn nên cân nhắc mẫu võng có tone màu trầm, ấm, như nâu, vàng, vân gỗ. Những gam màu nhã nhặn, ấm áp, tạo nên sự thống nhất với tủ thờ. 

Hiện nay, cửa võng sơn son thếp vàng ngày càng được ưa chuộng. Sơn son thếp vàng là võng thờ được sơn màu đỏ tươi/đen, còn thếp vàng ở chữ viết, hoa văn.

Màu sắc cửa võng nhã nhặn, ấm áp, tạo nên sự thống nhất với tủ thờ
Màu sắc cửa võng nhã nhặn, ấm áp, tạo nên sự thống nhất với tủ thờ

Thếp vàng là việc dán lớp vàng lá, vàng quỳ thật mỏng lên bề mặt gỗ. Tạo nên một màu vàng ánh kim bắt mắt và không kém phần tinh tế, sang trọng. Đối với vàng được thếp lên sơn ta sẽ cho ra từng màu thay đổi theo độ chín của sơn.

Với sản phẩm cửa võng được sơn son thiếp vàng sẽ cần cẩn thận từ khâu chọn gỗ. Nhiều cơ sở thay vì thiếp vàng lại là quét nhũ vàng, quan sát kỹ bạn sẽ thấy chúng có sự khác biệt. Thiếp vàng sẽ cho màu như vàng thật còn quét nhũ vàng sẽ có màu vàng nhạt hơn. Nước thiếp vàng có độ bền cao, ít bị phai nhạt sau một thời gian ngắn sử dụng như sơn nhũ vàng.

Chất liệu cửa võng nhà thờ

Ngày nay, cửa võng thờ được làm bằng 2 chất liệu chính là đồng, gỗ. Tuy nhiên, các mẫu cửa võng gỗ tự nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu của người dùng. Dễ hiểu, bởi sản phẩm toát lên vẻ đẹp cổ kính, vừa sang, bền, không lo mối, mọt, nứt, vênh.

Hầu hết các mẫu cửa võng bằng gỗ hương, gụ, với chất liệu tự nhiên cho màu sắc riêng theo từng loại gỗ. Bên ngoài được sơn thêm lớp PU hoặc sơn son thiếp vàng, càng gia tăng thêm tính bền bỉ và nâng cao tính thẩm mỹ.

Cửa võng nhà thờ được đục chạm rất tỉ mỉ, chau chuốt, chất gỗ được chọn cũng rất tốt
Cửa võng nhà thờ được đục chạm rất tỉ mỉ, chau chuốt, chất gỗ được chọn cũng rất tốt

Cửa võng được đục chạm rất tỉ mỉ, chau chuốt, vì thế mà chất gỗ được chọn cũng rất tốt. Đối với những bộ sản phẩm sơn PU thì gỗ gụ và gỗ hương là hai lựa chọn hoàn hảo. Bởi sau khi được làm PU sẽ sáng bóng nổi màu vân gỗ vô cùng đẹp. Sau đó, gia chủ có thể yêu cầu thếp điểm vàng giống kiểu 3D rất nổi và sang.

Dịch vụ chuyên thi công cửa võng uy tín

Hiện nay có nhiều làng nghề sản xuất cửa võng, trong số đó, không thể không bỏ qua làng quê Nam Định. Với nhiều năm kinh nghiệm làm cửa võng, Đồ Thờ Hải Minh đã tạo ra hàng nghìn bức cửa võng cho từ đường, đình chùa. Lấy uy tín làm mục tiêu, mỗi sản phẩm chúng tôi làm ra đều đảm bảo từ chất gỗ, kỹ thuật mộc, tới nước sơn.

Chúng tôi tự hào được sinh ra và làm việc tại làng nghề Hải Minh – Nam Định. Thừa hưởng những gì tinh hoa nhất của thủ công mỹ nghệ. Tại đây, cơ sở chuyên thiết kế, thi công võng thờ với rất nhiều loại gỗ như gỗ gụ, hương, gỗ gõ, sản phẩm có bảo hành. Khi đến với chúng tôi bạn sẽ nhận được những sự tư vấn chân thành, giúp bạn có được một không gian thờ đẹp nhất. 

Để được giải đáp nhanh nhất mọi thắc mắc về cách treo cửa võng nhà thờ và báo giá cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Đồ thờ Hải Minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.698.292